Bị mèo cắn chảy máu phải làm sao? Lưu ý khi bị mèo cắn

Mèo là một trong những thú cưng phổ biến tại Việt Nam, trở thành người bạn thân thiết trong nhiều gia đình. Mặc dù chúng thông minh và thân thiện với con người, tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể bị cắn khi tiếp xúc hoặc chơi đùa với chúng. Vậy nếu bị mèo cắn chảy máu, liệu có nguy hiểm không? Hãy đọc tiếp để tìm hiểu cách xử lý tình huống này.

Bị mèo cắn có sao không? Giải đáp thắc mắc khi lỡ bị mèo cắn

Có nhiều người cho rằng mèo là một trong những loài động vật nuôi trong nhà an toàn và không gây hại cho con người, thậm chí không chứa các mầm bệnh nên bị cắn cũng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm và chúng ta không nên coi nhẹ tình trạng bị cắn bởi mèo, đặc biệt là khi chảy máu.

Thực tế, tất cả các loài vật sống trong môi trường đều chứa đựng các yếu tố có thể gây bệnh, và mèo cũng không phải là ngoại lệ. Trong cơ thể của mèo, có rất nhiều vi khuẩn và virus độc hại, khi chúng ta bị cắn, những vi khuẩn và virus này sẽ được lây lan qua nước bọt của mèo và gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người tại vị trí bị cắn. Dưới đây là một số nguy cơ khó lường khi bị mèo cắn chảy máu

Bị mèo cắn có sao không
Bị mèo cắn có sao không

Tham khảo: 06 Lưu Ý Khi Chăm Sóc Mèo Anh Lông Ngắn Đúng Cách

Nguy cơ nhiễm trùng vết cắn

Mèo là động vật ăn thịt, nhiều người có thể cho mèo ăn chế độ raw (thịt sống) do đó miệng của chúng có thể chứa nhiều mầm bệnh. Ngoài ra, mèo còn có thói quen liếm lông, chân và hậu môn nên trong nước bọt bọt của nó chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, virus, nếm men.

Thông qua tiếp xúc ở vết cắn bị chảy máu, những nguồn lây bệnh kể trên có thể gây nhiễm trùng tại chỗ và biến chứng nhiễm trùng máu.

Nguy cơ nhiễm trùng uốn ván

Vi khuẩn uốn ván tồn tại trong đất, cát, gỉ sét, cống rãnh, phân gia cầm… Thông qua tiếp xúc vào vết thương hở, nó gây nhiễm trùng cấp tính còn gọi là bệnh uốn ván. Mèo nuôi ở quê hoặc môi trường tiếp xúc nhiều với đất, cát có thể dính khuẩn uốn ván vào móng chân. Nó có thói quen liếm chân nên dễ bị chứa vi khuẩn trong nước bọt, khi cắn người tiềm ẩn nguy cơ gây uốn ván.

Nguy cơ mắc bệnh dại do mèo cắn

Theo thống kê, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có 70 người tử vong vì bệnh dại. Virus gây bệnh dại trú ngụ trong nước bọt của chó, mèo mắc bệnh này. Mèo dại cắn chảy máu có thể lây truyền virus sang người. Tùy vào lượng virus, vị trí vết cắn mà thời gian ủ bệnh từ 1 tuần hoặc 1 năm. Bệnh dại được xem như “bản án” tử hình vì chưa có thuốc chữa, tỷ lệ tử vong lên tới 100%.

Ngay cả với những chú mèo con chưa đầy đủ răng hoặc chưa thay răng, chúng vẫn có thể gây lây nhiễm virus khi cắn. Điều đáng lo ngại hơn là những chú mèo con chưa đủ tuổi để được tiêm phòng hoặc đã tiêm nhưng thiếu mũi cần thiết. Trong trường hợp này, nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao và có thể lây cho con người. Do đó, nếu bạn bị cắn bởi mèo, hãy điều trị ngay lập tức để tránh nguy hiểm.

Mèo cắn không chảy máu vẫn tiềm ẩn nguy hiểm

Không chỉ lo lắng về những vết cắn chảy máu, nhiều người còn tỏ ra lo lắng khi bị mèo cắn nhưng không thấy chảy máu. Liệu có cần phải chích ngừa hay tiến hành điều trị không? Các chuyên gia y tế cho rằng, việc không thấy dấu hiệu chảy máu không đảm bảo cho sức khỏe của bạn.

Mèo cắn không chảy máu vẫn tiềm ẩn nguy hiểm
Mèo cắn không chảy máu vẫn tiềm ẩn nguy hiểm

Vì thực tế, dù không chảy máu nhưng những vết xước trên da vẫn có thể gây tổn thương. Các vi khuẩn trong nước bọt của mèo vẫn có thể xâm nhập vào vết thương và gây hại đến sức khỏe của bạn. Không ít trường hợp, người bị mắc các bệnh dại hoặc hắc lào do tiếp xúc với mèo. Do đó, việc chích ngừa và điều trị khi bị mèo cắn là rất cần thiết.

Tham khảo: Có Nên Cạo Lông Cho Mèo Anh Lông Ngắn? Lưu Ý Quan Trọng

Cách xử lý sơ cứu khi bị mèo cắn chảy máu

Khi bị mèo cắn, dù là mèo nhà thì bạn cũng không nên chủ quan, lơ là mà hãy thực hiện các hướng dẫn sau để xử lý sơ cứu vết thương nhanh chóng nhất có thể.

Bước 1: Rửa vết thương

Khi bị mèo cắn, dù vết thương có chảy máu hay không thì việc đầu tiên mà bạn cần thực hiện ngay đó là rửa vết thương thật kỹ bằng xà phòng dưới vòi nước khoảng 5 phút. Việc làm này giúp loại bỏ nước bọt của mèo trên da bạn và làm sạch các bụi bẩn có trên bề mặt da.

Bước 2: Sát trùng vết mèo cắn

Sau đó bạn sử dụng các dụng cụ rửa vết thương và rửa vùng da bị mèo cắn bằng dung dịch sát trùng, cồn 70 độ, cồn Povidone-Iodine, hoặc cồn i-ốt. Tiến hành sát trùng càng sớm càng tốt nhằm làm giảm tối đa lượng vi rút xâm nhập nơi vết cắn.

Cách xử lý sơ cứu khi bị mèo cắn chảy máu
Cách xử lý sơ cứu khi bị mèo cắn chảy máu

Bước 3: Băng bó vết mèo cắn

Dùng băng vô trùng quấn kín vết thương để tránh bị dính bụi bẩn và môi trường ô nhiễm. Lưu ý không quấn quá chặt hoặc quấn trong thời gian dài vì có thể khiến vết thương bí bách cũng như viêm nhiễm.

Lưu ý: Không nên đắp lá chữa chó dại cắn theo cách dân gian, nếu không cẩn thận, việc đắp lá sẽ khiến cho vết thương bị mưng mủ và nhiễm trùng.

Bước 4: Tách nhốt mèo và theo dõi sức khỏe của bản thân

Nếu được bạn nên bắt nhốt bé mèo lại 1 thời gian để tiện theo dõi tình hình. Trong 24 – 48 giờ sau khi bị mèo cắn, bạn cần theo dõi sát sao biểu hiện của bé mèo. Nếu thấy mèo có triệu chứng của bệnh dại hoặc bị chết, bạn nên đi tiêm phòng sớm nhất có thể và đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Nếu thấy vết thương sưng đau tăng dần hoặc chảy nhiều mủ hoặc bạn xuất hiện những dấu hiệu như sốt cao, mệt mỏi hoặc mèo có biểu hiện bỏ ăn, hành động bất thường, thiếu kiểm soát, chảy nhiều nước dãi,… Thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tham khám, tư vấn hướng xử lý kịp thời.

Lưu ý: Nếu bị 1 chú mèo lạ cắn thì dù vết thương không chảy máu, bạn cũng nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chích ngừa ngay. Việc này giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.

Bị mèo cắn có cần tiêm phòng dại không?

Mèo cắn cũng nguy hiểm như bị chó cắn, tuy nhiên xác suất bị mèo cắn ít hơn. Theo thống kê, 95 – 98% trường hợp mắc bệnh dại là do chó lây sang người. Chỉ có khoảng 2 – 5% trường hợp lây nhiễm bệnh dại từ mèo. Do mèo dại không phổ biến như chó dại nên nhiều người vẫn chủ quan khi bị mèo cắn. Kế hoạch tiêm phòng dại cho thú nuôi chỉ áp dụng trên chó.

Bị mèo cắn có cần tiêm phòng dại không
Bị mèo cắn có cần tiêm phòng dại không

Khi bị mèo cắn chảy máu, có cần tiêm phòng dại? Bạn nên tiêm vắc-xin và huyết thanh phòng bệnh dại trong những trường hợp sau:

  • Theo dõi bé mèo cắn bạn có dấu hiệu như: hung dữ, mắt đỏ ngầu, chảy nước dãi hoặc tê liệt cơ thể, bỏ ăn, trốn vào góc tối và chết trong 7 – 10 ngày sau khi cắn người.
  • Vị trí bị mèo cắn nằm gần các khu vực tập trung nhiều dây thần kinh như: cổ, mặt, đầu, ngón chân, ngón tay,… Virus sẽ nhanh chóng di chuyển và phá hủy dây thần kinh ở khoảng cách gần.
  • Nên tiêm phòng dại nếu bị mèo cắn nhiều vết và các vết cắn sâu, chảy nhiều máu. Tổn thương này cho thấy mèo rất hung dữ, tấn công mạnh bạo là biểu hiện của bệnh dại.

Tiêm vắc-xin kết hợp huyết thanh phòng dại có thể ngăn chặn gần như 100% nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ mèo sang người. Không chỉ với các vết cắn chảy máu, nếu bị mèo dại cào trầy xước da cũng cần tiêm phòng kịp thời. Thời điểm tiêm tốt nhất là trong vòng 24 – 48 giờ đầu sau khi bị mèo cắn.

Cách phòng tránh và hạn chế tình trạng bị mèo cắn

Một số giải pháp mà bạn có thể áp dụng để hạn chế tối đa tình trạng bị thú cưng của mình cắn.

Hạn chế chơi đùa với mèo bằng tay

Không nên đùa giỡn với mèo bằng cách sử dụng tay hoặc chân để vờn chúng. Móng vuốt và răng sắc nhọn của mèo có thể gây thương tích cho bạn. Vì vậy, hãy tránh thói quen này để bảo vệ da của bạn và tránh gây tổn thương cho chú mèo của bạn.

Sử dụng đồ chơi mèo thay thế

Trên thị trường hiện nay có nhiều món đồ chơi được sử dụng để bạn có thể sử dụng và chơi với chú mèo cưng. Sau đây là một số món đồ chơi đang được bán phổ biến trên thị trường và được nhiều người chọn mua cho thú cưng:

  • Trụ cào móng mèo.
  • Tháp bóng 3 tầng.
  • Cây mát-xa mặt mèo.
  • Đèn laser cho mèo.
  • Cần câu mèo hoặc gậy đồ chơi cho mèo.
  • Chuột điều khiển cho mèo bắt.
  • Bóng len cho mèo.
  • Cá nhồi bông Catnip.
  • Nhà cây cho mèo (còn được gọi với tên khác là Cat tree).

Huấn luyện mèo không cắn người

Không giống như chó là một loài dễ huấn luyện, việc huấn luyện 1 bé mèo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không thể. Đa phần, mèo tấn công người chỉ khi chúng cảm thấy bị đe dọa trực tiếp. Bạn có thể huấn luyện bé mèo của mình để chúng cảm giác an toàn và gần gũi hơn, tốt nhất là ngay từ khi còn nhỏ. Việc thiết lập cho các boss những quy tắc riêng để có thể thân thiện với mọi người trong gia đình là việc cần thiết để bảo vệ chính bản thân bạn và những người thân trong gia đình.

Trên đây là tất cả những thông tin mà Tổ dân phố chomeow muốn chia sẻ với bạn liên quan đến thắc mắc bị mèo cắn chảy máu có sao không cũng như các thao tác xử lý trong trường hợp bị mèo cắn. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ có ích với bạn, giúp bạn và thú cưng sẽ hiểu nhau hơn. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ để được giải đáp miễn phí!

Tóm tắt nội dung

Giới thiệu

Tổ dân phố chó mèo nhập khẩu chuyên order/vận chuyển/nhập khẩu chó mèo Nga, Việt, Philippines, Indonesia,…

Cam kết dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, chất lượng và đảm bảo tuyệt đối cho khách hàng.