Lưu ý về tác hại của lông chó mèo đối với trẻ nhỏ

Những “người bạn lắm lông” chó mèo mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần cho con người. Tuy nhiên, chắc hẳn bạn cũng đã nghe đến những đồn đại về tác hại của lông chó mèo ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy điều này có thật sự như vậy không? Nếu bạn đang nuôi một bé chó hoặc mèo mà có em bé thì có phải dừng nuôi bé chó mèo ấy hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Tổ dân phố chó mèo nhập khẩu để tìm câu trả lời cho mình nhé.

1. Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng khi tiếp xúc với chó mèo

Tác hại của lông chó mèo đến trẻ nhỏ
Tác hại của lông chó mèo đến trẻ nhỏ

1.1. Ký sinh trùng có nguồn gốc từ đâu?

Ký sinh trùng là những sinh vật nhỏ sống trên và trong cơ thể vật chủ. Ký sinh trùng có thể sống ở trong bạn hoặc các bé chó mèo. Có nhiều loại ký sinh trùng khác nhau như sán dây, ghẻ, bọ chét.

Đôi khi những loại ký sinh trùng này có thể “lỡ đi lạc” vào cơ thể chúng ta. Điều này xảy ra khi bạn không tẩy giun, vệ sinh sạch cho bé chó mèo mà vẫn ôm ấp, dắt đi dạo, ngủ chung…

Khi ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến bạn ngứa, phát ban, đau bụng hay những triệu chứng khác. Vì những ký sinh trùng này có thể xuất hiện không phải chỉ ở chó mèo mà nó có thể tồn tại trong đất, nước bẩn hay rau củ quả chưa được rửa sạch… Do đó, không phải cứ nuôi chó mèo là bạn sẽ bị nhiễm ký sinh trùng từ chúng.

Việc vệ sinh sạch sẽ cho thú cưng và giữ gìn vệ sinh cá nhân cho chính bản thân mình là điều rất quan trọng trong việc giảm nhiễm ký sinh trùng. Để phòng tránh nhiễm ký sinh trùng, bạn nên tẩy giun sán, trị bọ chét, ve ở chó mèo và tẩy giun sán cho chính mình định kỳ.

1.2. Một số bệnh ký sinh trùng có thể mắc phải khi nuôi thú cưng

Nhiễm giun móc

Giun móc chó mèo thường sống ký sinh trong ruột chó, mèo. Chúng có thể ký sinh trên những loài động vật khác bao gồm cả con người. Ấu trùng của giun móc có thể tồn trại trong môi trường ô nhiễm, các vật ta tiếp xúc hàng ngày không chỉ ở chó mèo.

Trẻ em nghịch đất cát hay người làm vườn sẽ có nguy cơ mắc phải giun móc. Trong một số trường hợp, ấu trùng này sẽ thoát ra thành mạch máu di chuyển lên phổi, gây ra triệu chứng Loeffler.

Tuy nhiên, có thể khắc phục việc nhiễm giun móc qua chó mèo hay từ tự nhiên bằng cách tẩy giun định kỳ cho trẻ em và thú cưng, đồng thời vệ sinh sạch sẽ chỗ ở, thực hiện  ăn chín uống sôi.

Ấu trùng giun đũa chó

Bệnh giun đũa chó có thể lây truyền từ bé chó của bạn nuôi kh chúng không được tẩy giun đầy đủ. Khi trứng giun được thải ra ngoài theo phân, chúng phát triển thành trứng có phôi và tồn tại trong môi trường bên ngoài. Khi vô tình ăn phải thức ăn có trứng giun đũa thì cơ thể có thể nhiễm giun.

Khi vào cơ thể, ấu trung giun đũa sẽ đi vào ruột non.. Sau đó chúng có thể phát triển sống ở dạng hóa kén nhưng không phát triển thành con trưởng thành. Một số biểu hiện của giun đũa chó là đau bụng, hen suyễn, dị ứng kéo dài.

Nhiễm bệnh sán dải chó, mèo

Khi trẻ em nhiễm sán, có thể sẽ bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, trẻ có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, đau thượng vị, ngứa hậu môn, tiêu chảy, dị ứng. Sán trưởng thành sẽ ở trong ruột non của chó và mèo khi chó mèo không được tẩy giun.

Đốt sán sẽ đi theo phân ra ngoài qua hậu môn. Trứng sán được phóng  thích sẽ bám vào lông hay ở quanh hậu môn của chó mèo. Không may trẻ em nuốt vào sẽ vô tình nhiễm sán.

Nấm trên da

Một số ký sinh trùng gây ra các vấn đề về da trên cơ thể người như hắc lào (nấm mèo), nấm má… Do tiếp xúc trực tiếp với vết nấm ở thú cưng. Vết nấm sẽ đỏ, ngứa và lan rộng ra xung quanh tạo thành hình tròn ở nấm mèo.

Nấm má thường xảy ra ở một bên mặt, đôi khi xảy ra ở một bên cằm do bạn hôn hít thú cưng mà trên cơ thể chúng có vi nấm.

2. Dị ứng lông chó mèo

Khoảng 10 – 20% dân số trên thế giới bị dị ứng lông chó mèo. Biểu hiện dị ứng chủ yếu xuất hiện ở người mắc hen suyễn hay dễ bị dị ứng. Khi dị ứng vật nuôi, thực tế không phải là dị ứng với lông của con vật mà là dị ứng với protein có trong nước bọt, nước tiểu hay tế bào da chết của thú cưng.

Phần lông trên cơ thể mèo cũng có thể mang các chất gây dị ứng như mạt bụi, nấm mốc, phấn hoa. Những protein này đi vào đường hô hấp hay mắt, mũi, miệng gây nên các triệu chứng dị ứng. Ngoài ra, với những sợi lông nhỏ bay thì có thể bạn sẽ vô tình hít phải hay vô tình nuốt phải lông.

Các triệu chứng dị ứng như:

  • Sưng và ngứa mắt và mũi
  • Nghẹt mũi
  • Hắt xì
  • Sổ mũi
  • Chảy nước mũi sau
  • Đỏ mắt
  • Ho
  • Phát ban
  • Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, ngứa vòm miệng và cổ họng, khó chịu

Tham khảo thêm: Phải làm sao khi dị ứng lông mèo mà vẫn muốn nuôi mèo

3. Một số rủi ro khi nuôi mèo có thể xảy ra với trẻ nhỏ

Không thể phủ nhận những lợi ích khi nuôi thú cưng, nhất là  với trẻ nhỏ. Tuy vậy, để tránh những trường hợp không tốt có thể xảy ra với trẻ nhỏ, bạn nên chú ý đến những bệnh rủi ro có thể gặp phải khi nuôi thú cưng. Điều này hoàn toàn khắc phục được bằng cách tiêm phòng đầy đủ cho mèo và có biện pháp phòng ngừa và xử lý phù hợp. Do đó, bạn không cần quá lo lắng.

3.1. Bệnh mèo cào

Bệnh mèo cào (CSD) là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn từ mèo. Bệnh xuất hiện khi mèo cào cắn bạn, khi mèo liếm vào vết thương hở của người. Có thể xảy ra nhiễm trùng nhẹ ở vị trí vết xước và cắn. Triệu chứng có thể xuất hiện là sốt, nhức đầu, chán ăn, sưng vết cắn cào.

Sau khi bị mèo cào hay cắn, bạn nên rửa sạch bằng xà phòng dưới vòi nước chảy; không để mèo liếm vết thương của bạn. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết có nên tiêm phòng dại, uốn ván…không và có biện pháp khắc phục phù hợp.

3.2. Bệnh dại khi mèo chưa được tiêm phòng

Tác hại của lông chó mèo đến trẻ nhỏ
Tác hại của lông chó mèo đến trẻ nhỏ

Bệnh dại là bệnh có thể phòng ngừa trước được. Nếu mắc bệnh dại, có thể ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Bệnh dại lây lan qua vết cắn từ con vật bị dại. Thông thường, con vật bị dại sẽ phát dại và chết trong 7 ngày. Do đó, tiêm phòng dại cho thú cưng là rất cần thiết. Nếu bạn bị mèo cắn thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp chữa trị phù hợp.

Rất may là ngày nay bệnh dại không còn phổ biến ở mèo, phần lớn là nhờ vắc-xin bệnh dại, vắc-xin này là bắt buộc đối với vật nuôi trong gia đình.

4. Phương pháp phòng ngừa lông chó mèo ảnh hưởng tới trẻ nhỏ

4.1. Giảm lông mèo rụng

Mèo ít rụng lông giúp giảm sự phát tán các chất gây dị ứng hay trứng giun sán trong không khí. Do đó, hạn chế lông mèo rụng là điều rất cần thiết. Bạn có thể bổ sung cho mèo các thực phẩm tốt cho lông như chất béo từ thịt động vật, gel tốt lông, vitamin để làm giảm tình trạng lông rụng.

Để ngăn lông bay lung tung trong nhà, hãy chải lông cho chúng hàng ngày. Điều này cũng giúp lông chúng bóng mượt và tránh tình trạng mèo bị tắc ruột do mèo có thói quen liếm lông.

4.2. Để trẻ ngủ riêng phòng hoặc nuôi mèo không lông

Bạn nên có phòng ngủ riêng cho trẻ và mèo. Không để mèo vào phòng ngủ của trẻ. Hoặc đơn giản hơn là bạn có thể nuôi mèo không lông. Việc nuôi mèo không lông chắc chắn sẽ không có lông thừa rụng nhưng việc dị ứng với protein trong nước bọt của mèo thì còn phải xem xét. Tuy nhiên, mèo không lông (mèo sphynx –mèo Ai Cập) được cho rằng là giống mèo không gây dị ứng, bạn có thể tham khảo để đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình.

4.3. Vệ sinh sạch sẽ cho mèo

Ngoài ra, bạn để tránh những bệnh có thể gặp khi nuôi mèo thì bạn cần vệ sinh, tắm rửa cho các bé mèo đều đặn. Dọn sạch vệ sinh chậu cát hàng ngày, hãy cọ chậu cát 2 – 3 lần/tháng và thay cát mới hàng tuần, xúc chất thải hàng ngày. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ký sinh  trùng ở mèo.

4.4. Cắt móng cho mèo

Cắt móng cho mèo để tránh việc mèo lỡ làm tổn thương trẻ. Bạn nên cắt móng mèo bằng kìm cắt móng dành riên cho mèo, không nên cắt sâu vào phần tủy màu hồng ở móng mèo. Vì khi cắt sâu sẽ chạm đến dây thần kinh và khiến mèo đau.

4.5. Tiêm phòng và tẩy giun sán cho mèo

Tiêm phòng dại cho mèo chó cũng là cách bạn bảo vệ các boss và bảo vệ bản thân mình. Hiện nay, việc tiêm phòng dại được thực hiện 2 lần /năm và tẩy giun cho mèo tùy vào độ tuổi từ 2 – 4 lần/năm. Tẩy giun cho người khoảng 2 lần/năm.

4.6. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

Ngoài ra, môi trường sống của bạn sạch sẽ cũng rất quan trọng. Hãy thường xuyên vệ sinh nhà cửa bằng các chất tẩy rửa phù hợp. Điều này giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.

Thực tế, việc nuôi mèo đem lại nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ như làm tăng sức đề kháng, giúp trẻ học hỏi nhanh hơn, biết cách chăm sóc, sống có trách nhiệm hơn và tránh xa sự cám dỗ của những thiết bị điện tử và trò chơi qua điện thoại… Do đó, hãy cân nhắc và biết cách để cân bằng mọi thứ khiến việc nuôi mèo trở nên có ích hơn.

Ngoài ra, bạn nên tìm mua những bé mèo tại địa chỉ uy tín như Tổ dân phố chó mèo nhập khẩu để đảm bảo các bé được tiêm phòng đầy đủ, có nguồn gốc rõ ràng, độ  thuần chủng cao để giảm rủi ro khi nuôi thú cưng.  Tham khảo thêm mèo nhập khẩuchó nhập khẩu để chọn được bé ưng ý nhất nhé.

Tóm tắt nội dung

Giới thiệu

Tổ dân phố chó mèo nhập khẩu chuyên order/vận chuyển/nhập khẩu chó mèo Nga, Việt, Philippines, Indonesia,…

Cam kết dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, chất lượng và đảm bảo tuyệt đối cho khách hàng.