Phải làm sao khi dị ứng lông mèo mà vẫn muốn nuôi mèo?

Bạn là người rất yêu mèo nhưng lại không may bị dị ứng với lông mèo. Đừng quá lo lắng vì vẫn có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây về dị ứng lông mèo, dấu hiệu nhận biết và giải pháp giúp bạn vẫn có thể nuôi mèo khi bị dị ứng.

1. Dị ứng lông mèo là gì?

Dị ứng lông mèo, dấu hiệu và cách điều trị
Dị ứng lông mèo, dấu hiệu và cách điều trị

Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với một chất lạ nào đó mà không thường gây hại cho cơ thể bạn. Những chất lạ này hay còn được gọi là dị nguyên – chất gây dị ứng. Con người có thể dị ứng đối với thực phẩm, phấn hoa, lông chó mèo… Sau khi dị ứng thì hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra các chất kháng thể và phản ứng tự nhiên của cơ thể xuất hiện như mẩn đỏ, ngứa…

Dị ứng lông mèo là trạng thái con người tiếp xúc với lông mèo và xảy ra hiện tượng dị ứng. Dị ứng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Dị ứng phát triển như thế nào trong cơ thể người? 

Lần đầu tiên cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng và “tự nhầm lẫn” đó là chất lạ có hại cho cơ thể. Khi đó, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại các chất gây dị ứng. Đến lần tiếp xúc thứ hai trở đi với chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch nhận ra chất đó và gây ra phản ứng với các triệu chứng xuất hiện.

Chất gây dị ứng là gì?

Hầu hết các chất gây dị ứng là protein. Các nguồn gây dị ứng phổ biến bao gồm các loại thực phẩm như đậu phộng, các loại hạt, sữa, trứng, trái cây, cá và động vật có vỏ. Các chất gây dị ứng khác bao gồm phấn hoa, bào tử nấm mốc, mạt bụi, nhựa mủ, nọc côn trùng (như ong đốt), thuốc (như penicillin), từ chó mèo…

Chất gây dị ứng ở mèo thường được tìm thấy trong nước tiểu, nước bọt, da và phân mèo. Chất này có thể dính trên lông mèo khi mèo tự chải chuốt. Lông mèo rơi rụng sẽ phân tán protein gây dị ứng từ mèo. Nếu người  mẫn cảm khi hít phải sẽ bị dị ứng.

Dị ứng với vật nuôi phổ biến như thế nào?

Người ta ước tính rằng 30 – 40% phần trăm dân số thế giới bị một hoặc nhiều loại dị ứng khác nhau. Ước tính khoảng 10 – 20 % những người bị dị ứng với lông chó mèo. Tình trạng dị ứng không phải quá xa lạ nên vẫn sẽ có cách phòng ngừa và giảm thiểu các triệu chứng có thể xảy ra.

2. Tại sao con người dị ứng lông mèo?

Trên thực tế, con người không phải bị dị ứng với lông mèo mà dị ứng với protein Fel-d-1 trong nước bọt, da mèo. Protein này dính vào lông mèo khi mèo chải chuốt khiến chúng phát tán xung quanh. Khi bạn lỡ hít phải lông mèo này sẽ bị dị ứng.

Một số giống mèo có nhiều protein-d-1 nhiều hơn những chú mèo khác. Do đó, con người có thể dị ứng hay có phản ứng nghiêm trọng với loài mèo này nhưng lại bình thường với giống mèo khác. Do đó, không phải lúc nào mèo cũng gây ra dị ứng cho người.

3. Triệu chứng dị ứng lông mèo thường gặp

Dị ứng lông mèo, dấu hiệu và cách điều trị
Dị ứng lông mèo, dấu hiệu và cách điều trị

Các triệu chứng dị ứng với mèo thường có thể gặp phải khi bạn bị dị ứng lông mèo như:

  • Phát ban, ngứa, nổi mẩn trên người
  • Nghẹt mũi, sổ mũi
  • Ngứa mắt, ngứa mũi, ngứa họng
  • Nếu bạn mắc hen suyễn thì sẽ kèm thêm triệu chứng khó thở, ngực căng tức; thở khò khè, khó ngủ, ho.

Tùy từng mức độ dị ứng lông mèo mà mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau. Một số người chỉ đơn giản là sổ mũi, hắt hơi và còn lại có thể gây ra vài khó chịu hoặc lên cơn hen suyễn. Tuy nhiên, nếu có biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp thì vẫn sẽ giảm tình trạng dị ứng nêu trên.

4. Dị ứng lông mèo có nguy hiểm không?

Các triệu chứng dị ứng với lông mèo có thể chỉ bộc phát trong một vài giờ và tự hết. Cũng có những trường hợp người mắc hen suyễn có thể kéo dài lâu hơn đến một ngày. Dị ứng lông mèo không nguy hiểm khi bạn được phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời và vì mỗi người sẽ có mức độ dị ứng khác nhau.

5. Làm gì khi bị dị ứng lông mèo để bảo vệ sức khỏe?

Dị ứng lông mèo, dấu hiệu và cách điều trị
Dị ứng lông mèo, dấu hiệu và cách điều trị

Nếu bạn dị ứng lông mèo ở cấp độ nhẹ thì có thể áp dụng cách sau:

  • Rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc chai rửa mũi bán sẵn tại các nhà thuốc để loại bỏ dịch nhầy ra khỏi mũi.
  • Rời khỏi phòng vừa tiếp xúc với mèo hay phòng có sự hiện diện của mèo.
  • Thay quần áo, rửa sạch tay sau khi vừa tiếp xúc với mèo
  • Đeo khẩu trang và găng tay để vệ sinh quanh nhà
  • Có thể để bé mèo ở phòng riêng, hạn chế cho mèo vào phòng ngủ của bạn.

Trong thời gian bạn bị dị ứng thì nên hạn chế tiếp xúc với bé mèo của mình. Có thể tránh những hành động như ôm, hôn mèo. Nên áp dụng những cách sau để có thể sống chung với các bé mèo khi bạn dị ứng lông mèo:

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, hút bụi và lông mèo
  • Dùng thảm, sofa hay những vật dụng trơn, khó bám bụi và lông
  • Sử dụng máy lọc không khí, điều hòa để loại bỏ bớt lông rụng và vảy da chết của mèo.
  • Chải lông và tắm cho mèo thường xuyên để hạn chế protein gây dị ứng ở mèo
  • Cho mèo cưng nằm riêng một chỗ, tránh cho bé vào phòng ngủ.

6. Hít phải lông mèo có sao không?

Khi hít phải lông mèo, những sợi lông nhỏ và vi khuẩn khác có thể đi xuống phổi, ở lại đó. Về lâu dài, có thể làm viêm niêm mạc phổi dẫn đến tình trạng phổi mãn tính. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi lông mèo rụng nhiều và bạn không thường xuyên dọn dẹp, giữ gìn sạch sẽ nơi ở của mình.

Để làm giảm tình trạng lông mèo rụng lung tung và lỡ hít phải thì bạn nên chải lông mèo hàng ngày và tắm cho mèo hàng tháng; Chăm chỉ vệ sinh quanh nhà, dọn dẹp những vật dụng dễ dính lông, bám bụi và hút bụi thường xuyên.

7. Một vài cách làm giảm dị ứng lông mèo

Để làm giảm dị ứng lông mèo thì bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Triệt sản hoặc thiến bé mèo của bạn để giảm việc mèo tự sản sinh protein gây dị ứng
  • Nên có khu vực riêng nuôi mèo, tránh cho chúng đi lại khắp nhà.
  • Tắm cho mèo hàng tháng để làm giảm “nồng độ” chất gây dị ứng ở trên da và lông mèo.
  • Luôn luôn rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với bé mèo của bạn.
  • Nếu bị dị ứng thì bạn nên đeo khẩu trang, găng tay phù hợp trước khi dọn dẹp nhà ở và vệ sinh cho vật nuôi.
  • Dọn dẹp chỗ ở sạch sẽ là cách tốt nhất để làm giảm việc dị ứng lông mèo.

Trên đây là những cách để giúp người dị ứng lông mèo có thể cùng sống chung với mèo. Do đó, đừng quá lo lắng khi bị dị ứng mà vẫn muốn muốn nuôi mèo. Bạn có thể tham khảo vài giống mèo không lông sau đây để giúp hạn chế dị ứng lông mèo như như mèo Sphynx, mèo Elf, mèo Dwelf, mèo Donskoy…

Tóm tắt nội dung

Giới thiệu

Tổ dân phố chó mèo nhập khẩu chuyên order/vận chuyển/nhập khẩu chó mèo Nga, Việt, Philippines, Indonesia,…

Cam kết dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, chất lượng và đảm bảo tuyệt đối cho khách hàng.