Chó Alaska | Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán, cách chăm sóc

Chó alaska (còn có tên tiếng Anh là Alaska Malamute) là giống chó rất được ưa chuộng và yêu thích tại Việt Nam. Giống chó này mang vẻ ngoài của sói tuyết hoang dã nhưng lại có tính cách vô cùng đáng yêu, gần gũi. Hãy cùng Tổ dân phố chó mèo nhập khẩu (Chomeow) tìm hiểu thêm về chó Alaska đáng yêu này nhé.

CHÓ ALASKA LÀ CHÓ GÌ
CHÓ ALASKA LÀ CHÓ GÌ

1. Tổng quan về Chó Alaska

Thông tin chung về Chó Alaska

Tiêu chí Mô tả
Chiều cao 58 – 64cm
Cân nặng 34 – 39kg
Tuổi thọ 10 – 14 năm
Dễ dàng hòa hợp với Các gia đình, trẻ em
Tính cách Thân thiện, chủ động, hướng ngoại, vui tươi
Thông minh Cao
Nhu cầu vận động Cao
Mức năng lượng Cao
Mức độ sủa Thích hú
Nhóm giống Chó lao động
Độ dài lông Dài
Màu sắc Trắng, đen, xám, xanh, đỏ nâu…
Các đặc điểm khác Dễ chải chuốt, ít chảy nước dãi, chịu lạnh tốt, cực kỳ trung thành, bạn đồng hành đi bộ đường dài tốt, khả năng tăng cân cao.

 

Đặc điểm tính cách Chó Alaska

Đặc điểm tính cách Chó Alaska
Đặc điểm tính cách Chó Alaska

Chó Alaska là giống chó rất đáng yêu và tình cảm. Chúng dễ dàng hòa đồng với những vật nuôi khác trong nhà và rất “yêu quý” trẻ nhỏ. Các bé cực kỳ đáng yêu, hiền lành.

Chó Alaska rất thông minh, tinh nghịch và tràn đầy năng lượng. Các bé là những “nghệ sĩ giải trí” đáng mến. Alaska là giống chó kéo xe nên chúng luôn tuân thủ kỷ luật. Tuy có vẻ ngoài hiền lành và “hơi ngố” nhưng chúng rất thông minh, năng động và có trí nhớ rất tốt. Dù ở rất xa nhưng vẫn có khả năng tìm được đường về nhà.

Chó Alaska cực kỳ trung thành với chủ nhân của mình. Alaskan Malamute là giống chó có tổ chức và có tính bầy đàn rất cao. Chó Alaska luôn coi chủ nhân như “đầu đàn” và sẽ tuân theo những mệnh lệnh vô điều kiện.

Alaska thông minh, nhanh nhẹn nên rất dễ huấn luyện. Chúng là giống chó dành cho những người nuôi thú cưng lần đầu.

Đặc điểm ngoại hình Chó Alaska

Đặc điểm ngoại hình Chó Alaska
Đặc điểm ngoại hình Chó Alaska

Chó Alaskan malamute có vẻ ngoài khá lông lẫy, vương giả với chiếc đuôi uốn lượn trên lưng. Các bé có biểu cảm luôn vui tươi, lanh lợi với nguồn năng lượng tích cực. Alaska có mắt hình quả hạnh sáng và chiếc mõm cỡ trung bình. Khi chúng hoạt động, đôi tai nhọn dựng và hơi nghiêng về phía sau. Nếu Alaska đang nghỉ ngơi, tai của chúng sẽ lệch sang hai bên so với phần đầu rộng.

Tổng thể chó Alaska có cơ thể vạm vỡ, lực lưỡng. Cơ thể của chúng được bao phủ bởi lớp lông kép. Lớp lông bên ngoài ngắn và thô, lớp lông bên trong mềm và rậm. Bộ lông này giúp chúng chịu lạnh tốt và bảo vệ cơ thể khỏi thời tiết khắc nghiệt.

Mặt dưới của cún đực có màu trắng từ trước ngực đến cuối đuôi. Lớp lông trên cùng của chó Alaska có nhiều màu khác nhau như màu đen, xanh, nâu, xám, đỏ, sable, màu seal, màu bạc. Alaskan malamute có toàn thân màu trắng trông giống y như một chú chó tuyết cực kỳ xinh đẹp.

  • Nguồn gốc của Chó Alaska

    Nguồn gốc của Chó Alaska
    Nguồn gốc của Chó Alaska

Tổ tiên của chó Alaska là giống chó kéo xe lâu đời nhất ở Bắc Cực. Chúng đã vượt qua cây cầu đất liền từ Siberia đến Alaska với người dân bản địa hàng nghìn năm trước. Một bộ lạc có tên là Mahlemut, định cư ở khu vực phía Đông Bắc của Bán Đảo Seward và ở đây giống chó Alaskan Malamute được phát triển.

Những chú chó này được nuôi để săn hải cẩu, xua đuổi gấu Bắc Cực và kéo xe. Người dân bản địa rất yêu quý giống chó này. Arthur T. Walden thành lập Chinook Kennel của mình ở New Hampshire và bắt đầu nhân giống Alaskan Malamute.

Ông và những người kế vị là Milton và Eva Seeley, đã cung cấp nhiều chú chó cho các chuyến thám hiểm Nam Cực của người Byrd vào những năm 1930. Gia đình Seeley bắt đầu chương trình nhân giống những con chó được tìm thấy ở khu vực Norton Sound của Alaska. Dòng Alaskan Malamutes này được gọi là dòng “Kotzebue”.

Một dòng chó Alaska hơi khác được phát triển bởi Paul Voelker vào những năm 1900 và 1920. Chủng này được gọi là chủng “M’Loot”. Một số chú chó Alaska đã được sử dụng trong Thế chiến I và II và trong chuyến thám hiểm thứ hai của Đô đốc Byrd.

Câu lạc bộ chó giống Mỹ đã công nhận giống chó này và thành lập riêng một câu lạc bộ chó Alaska Malamute năm 1935. Trong Thế chiến II, hầu hết những con chó Alaskan Malamute đã đăng ký được cho mượn để làm nhiệm vụ chiến tranh vì họ nhu cầu lớn về chó kéo xe. Nhiều chú chó kéo xe đã mất mạng trong cuộc chiến tranh này.

Hầu hết những chú chó Alaskan đã được đăng ký ngày nay có nguồn gốc từ chó Kotzebue ban đầu hoặc những chú chó được đăng ký trong thời kỳ mở cửa vào cuối những năm 1940.

2. Phân loại Chó Alaska theo màu

Phân loại Chó Alaska theo màu
Phân loại Chó Alaska theo màu

Chó Alaska là giống chó bản địa ở Bắc Cực; chúng có họ hàng với chó Samoyd của Nga, Siberian Husky, với chó Eskimo của Greenlan và Labrador. Theo sự phân chia của Hiệp hội chó Hoa Kỳ (AKC), chó Alaska được chia thành 3 loại là Alaska Standard (kích thước tiêu chuẩn), Alaska Large Standard (kích thước tiêu chuẩn lớn) và Alaska giant (kích thước khổng lồ).

Tiêu chí Chó Alaska Standard Chó Alaska large Standard Chó Alaska giant
Hình ảnh
Mô tả Có cân nặng trong khoảng 35 – 45kg khi trưởng thành và cao dưới 64cm.

Alaska tiêu chuẩn có thân hình khá nhỏ gọn. Đây là loại được nuôi khá phổ biến trong nước

Những bé cún trong loại này sẽ có cân nặng và chiều cao nhỉnh hơn chó Alaska tiêu chuẩn đôi chút.

Dòng này ít được nuôi vì cũng không có sự khác biệt mấy

Chó Alaska giant có thể cao đến 100cm và nặng đến 80kg. Với kích thước lớn nên chúng rất khỏe mạnh.

Giống chó Alaska khổng lồ này rất hiếm tại Việt Nam vì số lượng của chúng khá ít ở nước ngoài và giá nhập về cũng rất cao.

 

3. Giá Chó Alaska

Giá Chó Alaska
Giá Chó Alaska

Alaska là giống chó được nuôi dưỡng phổ biến trong nước nên không quá khó khăn để bạn tìm mua một bé cún alaska thuần chủng. Có nhiều mức giá khác nhau để bạn tìm mua chó Alaska. Giá chó sẽ phụ thuộc vào nguồn gốc, xuất xứ, độ đẹp, cún có giấy tờ hay không, chó đực hay chó cái, chó alaska có giải hay không.

  • Giá Chó Alaska sinh sản trong nước

Từ 7 – 20 triệu đồng, bạn có thể mua được chó Alaska sinh sản trong nước. Bé cún có thể thuần chủng hoặc không, đa phần chó alaska trong khoảng giá này thường không có đủ giấy tờ, phả hệ.

Từ 15 – 50 triệu đồng, bạn có thể mua được chó Alaska sinh sản trong nước có đầy đủ giấy tờ, phả hệ với các kích cỡ khác nhau. Những bé cún này đa phần được nhân giống từ những trại giống thành viên của hiệp hội chó trong nước như VKA.

Nếu bạn muốn nuôi chó Alaska sinh sản thì đây sẽ là lựa chọn phù hợp khi có kinh phí vừa phải và cún có nguồn gốc rõ ràng. Còn nếu muốn nâng cao chất lượng con giống thì bạn có thể chọn nhân giống chó Alaska nhập khẩu thuần chủng.

  • Giá Chó Alaska nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan

Giá chó Alaska nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan sẽ có mức giá từ 15 – 55 triệu đồng. Những bé cún này có thể có giấy tờ hoặc không. Bạn nên chọn nhập khẩu từ những nguồn nhập chó uy tín vì đôi khi việc nhập chó Alaska từ Trung Quốc thường được các thương lái vận chuyển đường bộ. Cún thường nhốt chung lồng và đi đường dài nên dễ lây chéo bệnh. Do đó, sức khỏe và nguồn gốc chó Alaska chưa được đảm bảo hoàn toàn.

  • Giá Chó Alaska nhập khẩu từ Nga, châu Âu

Chó Alaska nhập khẩu từ Nga, châu Âu thường có giá cao hơn chó Alaska sinh sản trong nước nhiều. Giá alaska nhập khẩu sẽ từ 65 triệu đồng trở lên. Những bé này đều được nhập khẩu từ những trại giống uy tín, chuyên nghiệp và chó alaska đều có đầy đủ giấy tờ. Đây cũng là nguồn chó nhân giống chất lượng mà bạn nên tham khảo nếu có ý đinh mở trại giống hay đơn giản muốn tìm cho mình một bé cún phù hợp nhất.

4. Chó Alaska nhập khẩu là gì?

Chó Alaska nhập khẩu
Chó Alaska nhập khẩu

Chó Alaska nhập khẩu ngày nay không còn quá xa lạ với những người yêu thú cưng. Chó Alaska nhập khẩu là chó không sinh sản trong nước, được nhập khẩu về Việt Nam khi chúng đủ tuổi, đạt điều kiện sức khỏe và được kiểm dịch đầy đủ. Những bé chó Alaska nhập khẩu thường có giá cao hơn chó Alaska sinh sản trong nước.

Giá chó Alaska cao phụ thuộc vào từng trại giống, vé máy bay vận chuyển, giá lồng, công người chăm sóc…Chó Alaska nhập khẩu là những bé chó được chọn lọc từ những trại giống chuyên nghiệp tại nước ngoài.

Chó Alaska nhập khẩu sẽ có đủ giấy tờ như hộ chiếu, phả hệ, microchip/xăm, sổ khám bệnh…để được nhập cảnh sẽ phải kiểm dịch trước khi về với chủ mới.

Chó nhập khẩu nói chung hay chó Alaska nói riêng là được công nhận bởi toàn bộ hoặc một trong những câu lạc bộ chó nổi tiếng trên thế giới như Tổ chức giống chó thế giới (FCI – Federation Cynologique Internationale), Câu lạc bộ chó cảnh Mỹ (AKC – American Kennel Club)…

Chó Alaska nhập khẩu đảm bảo sự thuần chủng, đủ giấy tờ, phả hệ và đủ điều kiện nhân giống theo tiêu chuẩn của từng hiệp hội hoặc nếu bạn có nhu cầu chỉ nuôi chó Alaska làm thú cưng (không nhân giống).

VÍ DỤ: Tiêu chuẩn Chó Alaska thuần chủng theo FCI (tiêu chuẩn số 243)

Nguồn gốc Mỹ
Ngày ban hành tiêu chuẩn giống 09.03.2023
Mục đích Chó kéo xe
Phân loại của FCI
  • Nhóm 5 chó Spitz và nguyên thủy
  • Bộ 1 Chó kéo xe trượt tuyết Bắc Âu
  • Không cần thử nghiệm khả năng làm việc
Tổng quan ngoại hình Là giống chó kéo xe lâu đời nhất tại Bắc Cực. Chúng là giống chó mạnh mẽ, vạm vỡ với ngực sâu và cơ thể khỏe mạnh. Chúng có vẻ ngoài kiêu hãnh với đầu vươn thẳng và đôi mắt cảnh giác luôn thể hiện sự thích thú, tò mò.

Chó Alaska có đầu rộng. Tai hình tam giác, dựng đứng khi được kích thích. Mõm không nhọn hay dài nhưng mập. Bộ lông dày với lớp lông bảo vệ thô đủ dày. Chúng có nhiều màu sắc khác nhau. Trên đầu như có mũ, mặt có màu trắng hoặc có vạch hay mặt nạ. Đuôi có nhiều lông giống như lông mũ.

Chúng nên có xương nặng, chân khỏe, tốt, ngực sâu,  vai chắc, dáng đi ổn định, cân bằng, khỏe khoắn.

Tỉ lệ quan trọng Độ sâu của ngực bằng một ½ chiều cao vai của chú cún. Điểm sâu nhất của ngực nằm ngay sau chân trước. Chiều dài cơ thể từ điểm vai đến điểm phía sau của xương chậu dài hơn chiều cao của cơ thể từ mặt đất đến đỉnh đôi vai.
Hành vi Chó Alaska malamute rất tình cảm, thân thiện, trung thành, năng động, tận tụy, vui tươi
Phần đầu Phần đầu rộng và sâu, không thô, tỷ lệ thuận với kích thước của chú chó.

–       Phần xương sọ:

Rộng và tròn đều giữa hai tai. Thu hẹp dần và trở nên phẳng khi tiếp giáp với mắt. Xương gò má tương đối tròn.Có gờ nhỏ giữa hai mắt. Các rãnh của hộp sọ tương đối nông và gấy khúc ở điểm tiếp giáp với

–       Phần mặt:

Mũi: hầu hết là màu đen. Màu mũi nâu (đỏ) chỉ được chấp nhận trên chó alaska thuần chủng màu nâu đỏ.
Mõm: To và mạnh mẽ tương ứng với kích thước hộp sọ. Chiều rộng và chiều sâu giảm nhẹ từ điểm giao giữa mũi và hộp sọ.
Môi: khít vừa phải.
Xương hàm/răng: Xương hàm rộng với hàm răng lớn. Răng hàm trên và hàm dưới xếp cắt kéo khớp nhau. Răng hô hoặc thụt vào bị đánh giá không đáp ứng tiêu chuẩn. Xương má vừa phải, tương đối phẳng.

 

 

Mắt Tròng mắt đặt gọn trong hộp sọ. Mắt chó alaska thuần chủng có màu nâu. Hình quả hạnh nhân với kích thước trung bình. Mắt màu xanh cũng không được chấp nhận.
Tai Tai chó Alaska có kích thước trung bình. Tuy nhiên, so với đầu tương đối nhỏ. Tai có hình tam giác và hơi tròn ở đỉnh tai. Tai chó alaska thuần chủng được đặt ngay trên các cạnh sau của hộp sọ. Cùng với góc trên của mắt, tạo cho tai trông giống như dựng đứng lên từ hộp sọ. Tai chó alaska hơi chếch hướng về phí trước. Tuy nhiên, khi chó alaska thuần chủng đang làm việc. Đôi tai thường được thu vào trong hộp sọ. Tai đặt cao lên phía trên hộp sọ cũng bị coi là một lỗi tiêu chuẩn đối với chó alaska thuần chủng.
Cổ Cổ mạnh mẽ và hơi uốn cong vừa phải.
Cơ thể Cơ thể gọn gàng. Trên cơ thể không có trọng lượng dư thừa (nhiều mỡ). Khung xương tỷ lệ cân đối với kích thước cơ thể. Lưng cứng và cơ bắp, thẳng và hơi xuôi nhẹ về phía hông. Một cái lưng với hai bên lườn quá dài cũng bị quy vào lỗi tiêu chuẩn đối với chó alaska thuần chủng.
Đuôi đặt dọc theo cột sống từ dưới lên. Khi không làm việc, đuôi chó alaska malamute xuôi xuống phía sau.
Chân –       Thân trước:

chắc chắn và cơ bắp. Thẳn thuôn các khuỷu chân khi nhìn từ phía trước. Vai: có độ dốc vừa phải.

Cẳng chân trước: Ngắn và mạnh và hơi dốc khi nhìn từ phía bên.

–       Thân sau:

Chân sau rộng. Khi nhìn từ phía sau, chân thẳng và di chuyển đúng theo sự chuyển động của chân trước. Không quá gần hoặc quá rộng.

Đùi: Cơ bắp và chắc chắn.

Khớp: vừa phải cong và hơi chếch xuống.
Bàn chân: kiểu như giày tuyết. Với đệm bàn chân dày dặn. Tạo thành vóc dáng chắc chắn và gọn gàng. Bàn chân to, ngón chân khít nhau và cong. Có lớp lông phát triển để bảo vệ giữa các ngón chân. Nệm bàn chân dày và cứng. Móng chân ngắn và chắc chắn.

Dáng đi/chuyển động Giống chó alaska thuần chủng có dáng đi uyển chuyển, cân bằng và mạnh mẽ. Chúng tương đối nhanh nhẹn so với kích thước cơ thể và bộ khung xương của mình. Khi quan sát từ phía bên hông.

Chân sau cho thấy nhưng bộ phận tạo động lực và được truyền qua hệ cơ bắp dồn lên chân trước. Các chân trước tiếp nhận chuyển động từ chân sau một cách nhịp nhàng.

Khi quan sát từ phía trước và phía sau. Chân chó alaska malamute di chuyển đúng trên một đường thẳng. Không quá gần hoặc quá rộng. Khi di chuyển nhanh.

Bàn chân sẽ dồn về phía trọng tâm của cơ thể. Với bất kỳ con chó alaska nào có dáng đi cứng nhắc, nặng nề hoặc cà nhắc đều không đạt tiêu chuẩn chó alaska thuần chủng.

Bộ lông  

Chó alaska malamute có lớp lông bảo vệ bên ngoài dày, thô và không thấm nước. Lớp lông mềm dày bên trong dài từ 3-5 cm. Lớp lông bên ngoài có chiều dài thay đổi theo từng khu vực trên cơ thể cũng như lớp lông lót bên trong.

Lông dọc theo chiều dài thân tương đối ngắn. Lông phát triển hơn xung quanh vai và cổ, phần dưới bụng, mông. Vào những tháng mùa hè, lông chó alaska malamute thường ngắn và thưa hơn.

Bộ lông được mọc tự nhiên. Việc cắt tỉa lông không được chấp nhận trong tiêu chuẩn chó alaska thuần chủng. Ngoại trừ việc tỉa gọn ở bàn chân cho sạch sẽ.

Màu lông tương đối đa dạng. Bao gồm: xám nhạt đậm dần qua màu trung gian đến màu đen, sable, từ sable thành màu đỏ.

Sự phối màu có thể được chấp nhận ở lớp lông lót để tô điểm và trang trí. Màu đơn sắc duy nhất được chấp nhận là màu trắng toàn thân (từ mặt đến toàn bộ chiều dài cơ thể. Màu sắc phải đồng đều trên cơ thể. Các mảng màu bị vỡ hoặc lem đều không được chấp nhận.

Kích thước và cân nặng Chiều cao/trọng lượng trung bình:

  • Chó đực (63,5 cm-38 kg)
  • Chó cái (58,5 cm – 34 kg)

Chiều cao tính từ mặt đất lên đến vai.

Lỗi Bất kỳ sai lệch nào so với các điểm nêu trên đều phải được

được coi là một lỗi và mức độ nghiêm trọng mà lỗi cần được xem xét phải tỷ lệ với mức độ ảnh hưởng của những điểm này đối với sức khỏe và cuộc sống của nó.

Lỗi không đạt chuẩn
  • Chó quá hung dữ hoặc quá nhút nhát
  • Bất kỳ chú chó nào thể hiện sự bất thường về thể chất hoặc hành vi sẽ bị loại.
  • Mắt chó màu xanh

Lưu ý:

  • Chó đực nên có hai tinh hoàn hoàn toàn bình thường xuống bìu.
  • Chỉ những con chó khỏe mạnh, đầy đủ chức năng, lâm sàng, điển hình mới nên được dùng để nhân giống.

5. Lý do bạn nên nuôi Chó Alaska

Lý do bạn nên nuôi Chó Alaska
Lý do bạn nên nuôi Chó Alaska

Có rất nhiều lý do để bạn không nên bỏ qua giống chó đáng yêu này:

Alaska là giống chó vô cùng đáng yêu và dễ thương

Một chú cún có thể dễ dàng “thân thiết” với bất cứ ai và dễ dàng thu hút sự chú ý của bất cứ người nào bởi vẻ ngoài vô cùng đáng yêu và dễ mến như Alaska, chắc chắn, bạn không thể không đón về nhà một em Alaska nếu đã từng gặp gỡ “em ý”.

Alaska là giống chó rất thông minh và dễ huấn luyện

Những chú cún này luôn tuân theo kỷ luật và rất thông minh enen việc huấn luyện Alaska không hề quá khó khăn. Miễn là bạn đừng quát nạt chúng mà hãy huấn luyện thật nhẹ nhàng và có phần thưởng qua những đợt huấn luyện sẽ khiến chúng thấy thoải mái hơn bao giờ hết.

Alaska là giống chó cực kỳ trung thành và quấn người

Chúng cực kỳ thích gần gũi với chủ nhân. Các bé yêu quý con người và muốn được quan tâm, chăm sóc, yêu thương. Alaska nổi tiếng là giống chó trung thành với chủ. Với một giống chó dễ mến như thế này thì không thể không đón một em về nhà.

Chó Alaska năng động sẽ giúp cuộc sống của bạn thêm nhộn nhịp

Những chú cún alaska tinh nghịch với những cử chỉ đáng yêu và có phần hài hước chắc chắn sẽ giúp cuộc sống của bạn thêm màu sắc. Bạn cũng có thể cùng đi bộ và vận động với chúng hàng ngày để tăng cường sức khỏe của mình và tăng sự gắn kết giữa bạn và chúng.

6. Lưu ý khi chọn mua Chó Alaska

Cách chọn mua Chó Alaska
Cách chọn mua Chó Alaska

Cách chọn mua Chó Alaska không có phả hệ

Alaska có phả hệ chứng minh nguồn gốc thì chắc chắn đều thuần chủng. Tuy nhiên, nếu bạn am hiểu về Alaska  hoặc có ngân sách có phần hạn hẹp thì có thể tìm mua chó Alaska không có phả hệ. Tuy nhiên, bạn nên cho sánh chú chó ý với tiêu chuẩn của chó Alaska mà Tổ dân phố chó mèo nhập khẩu đã đề cập bên trên để đánh giá chính xác về chúng.

Đánh giá tình trạng chung của chó Alaska khi đến đón chó:

  • Chó Alaska có bộ lông trông khỏe khoắn, không bết dính hay quá bẩn.
  • Chó Alaska khỏe mạnh sẽ có mắt sáng và trong, mũi không chảy dịch hay sổ mũi, hắt hơi…
  • Chó Alaska năng động, tinh nghịch và không ủ rũ
  • Ngoại hình tổng thể chó Alaska cân đối, đi lại nhanh nhẹn, linh hoạt, chó con không nên quá béo phì.
  • Kiểm tra tổng thể chó Alaska con không bị khuyết thiếu các bộ phận
  • Kiểm tra trên da chó Alaska sạch sẽ, không có nấm hay rận.

Bạn nên chọn mua chó Alaska từ 2 tháng trở lên khi đã được tiêm phòng đầy đủ vắc-xin. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu thêm thông tin của chó Alaska bố mẹ để định hình được chó Alaska con tương lai trông sẽ như thế nào. Nên chọn mua chó Alaska từ những trại nhân giống sạch sẽ, vệ sinh và uy tín để chắc chắc mua được chó Alaska khỏe mạnh. Vì chắc chắn chó Alaska khỏe mạnh sẽ không phải sống trong môi trường bẩn, ẩm ướt, dễ mang mầm bệnh.

Nếu bạn muốn nuôi chó Alaska với cả mục đích nhân giống thì nên tìm thêm những bé chó có đầy đủ giấy tờ, phả hệ để sau có thể làm giấy tờ cho các bé chó Alaska nhỏ. Giá trị của Alaska nhỏ có giấy tờ cũng cao hơn những bé không có giấy tờ.

Cách chọn mua Chó Alaska nhập khẩu hoặc mua chó từ xa

Đối với những bé Chó Alaska nhập khẩu hay ở xa, bạn nên yêu cầu bên bán cung cấp hình ảnh/video bé chó, thông tin, phả hệ của Chó Alaska bố mẹ hoặc phả hệ của chính bé Chó Alaska đó. Điều này giúp bạn định hình được ngoại hình của chó con trong tương lai và biết rõ nguồn gen của các bé phù hợp với mục đích nhân giống Chó Alaska.

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn mua Chó Alaska ở những nơi bán chó có bảo hành sức khỏe chó lâu dài như Tổ dân phố chó chó nhập khẩu. Vì nếu mua Chó Alaska không bảo hành, bạn có thể sẽ gặp nhiều rủi ro như chó bị ốm bệnh, giao chó không thuần chủng hoặc thậm chí có thể không nhận được đúng bé chó Alaska như đã đặt mua.

7. Nuôi Chó Alaska có dễ không?

Chế độ dinh dưỡng cho Chó Alaska

Chế độ dinh dưỡng cho Chó Alaska
Chế độ dinh dưỡng cho Chó Alaska

Alaska là giống chó dễ tăng cân. Chúng cần chế độ ăn uống phù hợp. Chó alaska cần thức ăn chất lượng cao với nguồn protein dồi dào để nuôi sống cơ thể và giúp vận động mỗi ngày. Nhu cầu dinh dưỡng của chú cún Alaska có thể thay đổi dựa trên độ tuổi, chất lượng thức ăn, mức độ vận động, tình trạng thể chất.

Bạn có thể cho chúng ăn thức ăn hàng ngày cùng gia đình nhưng nên ít gia vị hơn. Bạn nên bổ sung nhóm thức ăn gồm hải sản, trứng và thịt. Đây là nhóm thực phẩm giúp chúng nuôi sống cơ thể, vận động. Có thể cho chúng ăn các loại như thịt bò, thị gà, thịt lợn, trứng vịt lộn, các loại cá, cua, tôm, ốc… Đừng quên bổ sung thêm rau củ trong bữa ăn hàng ngày của chúng như rau cải, rau xà lách, rau mầm, cà rốt, su hào. Không nên cho chó Alaska ăn những loại thực phẩm sau:

  • Xương cứng của bất cứ động vật nào: Vì cho chó Alaska ăn xương có thể khiến chúng bị hóc, khó tiêu hóa. Nếu là xương mềm thì nên xay nhỏ hết mức có thể.
  • Tránh cho chó Alaska ăn thức ăn quá nhiều chất béo vì nếu ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến đường ruột, hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ béo phì cho chúng.
  • Cho chó Alaska ăn thực phẩm sau khi lên men có thể khiến chúng bị rối loạn tiêu hóa và các bệnh đường tiết niệu khác.
  • Thực phẩm, đồ uống có cồn, chất kích thích như bia, rượu, cà phê… vì có thể khiến hệ thần kinh và hệ tiêu hóa gặp vấn đề.
  • Không chó Alaska ăn thức ăn bị ôi thiu vì có thể khiến chúng mắc các bệnh về đường ruột, khó tiêu, thậm chí là ngộ độc.

Mỗi một bé sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Bạn có thể tham khảo thức ăn cho chó Alaska theo từng độ tuổi như dưới đây.

  • Chó alaska dưới 2 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, cún chủ yếu nhận dinh dưỡng từ chó mẹ. Khi cún đủ 1 tháng tuổi trở lên, bạn mới cần bổ sung thêm cháo thịt băm loãng để cho chúng quen dần với thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
  • Chó Alaska từ 2 – 6 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, bạn chỉ nên cho chúng ăn những thức ăn mềm phù hợp với sự phát triển của răng và cơ nhai. Sau một thời gian ngắn, bạn có thể tăng dần độ cứng. Có thể bổ sung men tiêu hóa nếu cần cho cún. Giai đoạn này vẫn cho cún ăn nhiều bữa như 3 – 4 bữa/ngày.
  • Chó alaska từ 6 tháng tuổi trở lên có thể điều chỉnh tăng khẩu phần ăn và giảm số bữa ăn còn 2 – 3 lần/ngày. Bạn cần tăng cường cung cấp canxi, chất xơ, xương động vật đã nghiền nhỏ và đa đạng các loại thịt.

Chăm sóc lông và vệ sinh cho Chó Alaska

Chó Alaska Malamute có bộ lông kép và dày. Lớp lông dày và thô bên ngoài giúp bảo vệ lớp lông bên trong. Lớp lông tơ có thể dài từ 2,5 – 5cm. Lông sẽ dài hơn ở các phần quanh cổ và vai, xuống lưng, mông và ở chân, đuôi. Với bộ lông này, chúng cần được chải lông đều đặn từ 2 – 3 lần/tuần.

Chó Alaska rụng lông nhiều vào hai lần trong năm và có thể rụng thành các mảng lông lớn. Thời điểm này, bạn nên chú ý chải lông hàng ngày để tránh lông rối, vón cục. Ưu điểm ở giống chó này chính là bộ lông kép không có mùi. Chó Alaska có xu hướng tự giữ cho bộ lông của mình sạch sẽ như mèo. Do đó, chúng cần phải tắm quá nhiều trừ khi bộ lông quá bẩn, rối và có mùi.

Bạn có thể đánh răng cho chó Alaska từ 2 – 3 lần/tuần để giúp loại bỏ cao răng tích tụ và vi khuẩn gây ảnh hưởng đến nướu và răng. Khuyến khích đánh răng hàng ngày giúp giảm hơi thở có mùi và ngăn ngừa các bệnh về nướu cho chó alaska.

Cắt móng cho chó alaska từ 1 – 2 lần/tháng nếu bạn thấy móng chúng quá dài, khó cho việc đi lại, vận động. Bạn có thể phát hiện dấu hiệu này bằng cách quan sát thấy chó alaska cào chân lên sàn nhiều. Hãy cắt móng bằng dụng cụ cắt móng chuyên dụng và không cắt quá sâu, tránh cắt vào tủy móng.

Những chú cún nên được kiểm tra tai hàng tuần để sớm phát hiện dấu hiệu các bệnh như tai bị đỏ, có mùi hôi, nhiễm trùng hay không. Khi kiểm tra tai cún, bạn nên lau tai nhẹ nhằng bằng nước rửa tai dành cho chó. Không nên nhét bất cứ thứ gì vào ống tai chó Alaska, bạn chỉ cần làm sạch tai ngoài của chúng là đủ.

Để dễ chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cho chú cún sau này. Bạn nên bắt đầu cho chúng làm quen với việc chải lông và kiểm tra sức khỏe cho chó Alaska từ khi chúng là một chú chó con. Hãy biến việc chăm sóc như chải lông, vệ sinh tai, đánh răng và chạm vào chân chúng như một trải nghiệm tích cực để giúp cho quá trình thăm khám thú y dễ dàng hơn sau này.

Chăm sóc sức khỏe Chó Alaska

Chăm sóc sức khỏe Chó Alaska
Chăm sóc sức khỏe Chó Alaska

Chó Alaska là giống chó khỏe mạnh. Một số bệnh di truyền thường sẽ được loại bởi những nhà lai tạo uy tín trong quá trình nhân giống chó Alaska. Tuy vậy, bạn có thể tham khảo một số bệnh sau có thể gặp ở giống chó này để sớm phát hiện kịp thời và có biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Một số bệnh có thể gặp ở chó Alaska như chứng loạn sản xương hông, loạn sản khuỷu chân, suy giáp, bệnh đục thủy tinh thể…

  • Bệnh đục thủy tinh thể: Thường xuất hiện khi chó từ 1 – 2 tuổi. Bệnh này khiến chú cún mù lòa. Những bé cún alaska mắc bệnh này sẽ không nên được sử dụng để nhân giống.
  • Chứng loạn sản xương hông: Đây là bệnh di truyền khiến xương đùi không vừa khít với khớp hông. Một số chú cún alaska có biểu hiện đi khập khiễng hoặc bệnh lý không biểu hiện rõ ràng. Khi chó già đi, bệnh viêm khớp có thể phát triển.
  • Bệnh suy giáp ở chó Alaska: Các dấu hiệu nhận biết như lông khô, xơ xác, thưa thớt, cún chảy nước mắt, niêm mạc nhợt nhạt, tinh thần uể oải.

Môi trường sống và vận động

Môi trường sống và vận động
Môi trường sống và vận động

Alaska là giống chó giàu năng lượng. Chúng thích vận động nên các bé cần được tập luyện hàng ngày để tránh sự nhàm chán. Chó Alaska vẫn có thể sống trong các chung cư, căn hộ bình thường, miễn là chúng được tư do đi lại trong nhà thay vì nhốt trong lồng.

Vì là giống chó kéo xe, sống trong môi trường khắc nghiệt nên chúng rất dễ thích nghi với môi trường sống mới và chịu được thời tiết lạnh tốt. Tuy nhiên, nếu vào mùa hè thời tiết quá nóng, bạn nên tỉa bớt lông cho bé cún và cho chúng cùng nằm trong phòng có điều hòa, tránh ra ngoài khoảng thời gian nắng nóng đỉnh điểm từ 1 – 4 giờ chiều.

Huấn luyện chó Alaska

Chó Alaska rất thông minh nên dễ dàng huấn luyện. Bạn nên huấn luyện chúng nhẹ nhàng và nhất quán; tránh quát mắng vì có thể gây phản tác dụng. Ví dụ như huấn luyện chó Alaska đi vệ sinh đúng chỗ như sau:

  • Bạn cần xác định khu vực, vị trí mà bạn muốn chó đi vệ sinh vào
  • Chọn thời gian biểu cho chúng ăn và đi vệ sinh. Chó lớn thường nên được ăn 2 bữa/ngày, chó con nên được cho ăn từ 3 – 4 bữa/ngày.
  • Tìm hiểu thời gian và biểu hiện trước khi chúng đi vệ sinh để dạy chúng. Thông thường, chó sẽ đi vệ sinh sau ăn khoảng 30 phút.
  • Huấn luyện chúng đi vệ sinh bằng cách khi chúng muốn đi, bạn hô hiệu lệnh bất kỳ và chỉ về phía bạn muốn chúng đi vệ sinh tại đó. Nếu chó Alaska không chạy lại chỗ đó thì bạn đưa chúng lại đến vị trí đấy cho đến khi chúng đi vệ sinh xong mới mắt ra chỗ khác.
  • Hãy lặp lại nhiều lần khi chúng muốn đi vệ sinh và sau đó chúng sẽ quen dần với điều này.

Với quá trình hấn luyện khác cũng tương tự như vậy.

8. Mua Chó Alaska thuần chủng nhập khẩu châu Âu

Mua Chó Alaska tại Hà Nội Lựa chọn trực tiếp tại 97 Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội.
Mua Chó Alaska tại Hồ Chí Minh Lựa chọn tại Website của Tổ dân phố Chó Chó hoặc truy cập fanpage Facebook của Tổ dân phố Chó Chó nhập khẩu để được tư vấn.

 Hotline: 0383.86.86.43 (zalo/whatsapp/call) để được hỗ trợ nhanh nhất

9. Những giống chó liên quan khác

Một giống chó có vẻ ngoài tương tự như chó Alaska chính là chó Husky Siberian. Chó Husky siberian là giống chó lao động có kích thước từ trung bình đến lớn có nguồn gốc từ Siberian. Chúng là hậu duệ của giống chó Chukchi ở Đông Bắc Á. Tổ tiên của chúng được nuôi để kéo xe trượt tuyết, săn bắt, chăn gia súc ở vùng khí hậu giá rét Siberia

Chó Husky rất thông minh, năng động, thân thiện và hướng ngoại. Chúng khá độc lập và đôi khi hơi chống đối chủ nhân và nên được xã hội hóa ngay từ nhỏ như chó Alaska. Tuy có kích thước vừa phải nhưng chúng cần được vận động nhiều. Các bé thích chạy nhảy, chơi đùa trong không gian rộng rãi hoặc được đi lại, chạy nhảy trong công viên cuối ngày nếu chủ nhân quá bận rộn.

Cũng như chó Alaska, Husky được lai tạo để trở thành những chú chó kéo xe và là bạn đồng hành tuyệt vời của con người. Chúng luôn hết lòng vì gia đình.

Bạn có thể phân biệt chó Alaska và chó Husky như sau:

Tiêu chí Chó Alaska Chó Husky
Kích thước Lớn hơn, cứng cáp, mạnh mẽ, cân nặng từ 34 – 39kg Nhỏ hơn, uyển chuyển, nặng từ 15 – 27kg
Khuôn mặt Trán một màu, không có sọc Thường có sọc trắng đi lên từ giữa trán của chúng
Đuôi Cuộn tròn Có hình dạng như bàn chải
Mắt Có xu hướng có màu nâu Có nhiều màu mắt khác nhau như hổ phách, xanh lam, nâu. Có thể có hai mắt khác màu.
Màu lông Toàn bộ phần bụng dưới màu trắng từ ngực đến đầu đuôi và lớp lông trên cùng  có nhiều tông màu, gồm đen, xanh lam, nâu, xám, đỏ, nâu hải cẩu, bạc, sable Có nhiều màu lông khác nhau như màu đỏ, xám, đen, cũng như màu trắng tuyết và các biến thể của màu đỏ và trắng, đen và trắng và xám và trắng.

Trên đây là những thông tin về chó Alaska: nguồn gốc, đặc điểm, giá bán, cách chăm sóc, tiêu chuẩn chọn chó Alaska thuần chủng từng hiệp hội về chó giống lớn trên thế giới. Nếu bạn muốn đón về nhà một bé Alaska  thuần chủng, nhập khẩu thì hãy liên hệ Tổ dân phố chó mèo nhập khẩu (chomeow) để được tư vấn chi tiết.

Tóm tắt nội dung

Giới thiệu

Tổ dân phố chó mèo nhập khẩu chuyên order/vận chuyển/nhập khẩu chó mèo Nga, Việt, Philippines, Indonesia,…

Cam kết dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, chất lượng và đảm bảo tuyệt đối cho khách hàng.

Bài viết liên quan